Bọn Dương Thu Trì tìm một khách sạn nghỉ trước. Liễu Nhược Băng không muốn đến Phúc vương phủ, cho nên Dương Thu Trì lưu lại Quách Tuyết Liên lo liệu cho nàng, lại để tiểu hắc cẩu ở lại làm hộ vệ. Dọc đường, Dương Thu Trì đã bồi dưỡng cảm tình giữa tiểu hắc cẩu và Liễu Nhược Băng, chú chàng giờ đã biết Liễu Nhược Băng là chủ nhân của mình.
Sau khi an bài đâu ra đó, Dương Thu Trì và Lưu Dũng cùng ba hộ vệ dẫn tiểu quận chúa Chu Phượng Đức đến Phúc vương phủ.
Khi thông báo vào, quản gia nhanh chóng xuất hiện, khóc lóc nghênh đón họ vào phòng khách, và thông báo với Phúc vương.
Trước đó, Phúc vương đã nhận được tin tức Sở vương bị dìm xuống sông, bầu bí thương nhau, khi nghe tiểu quân chúa Chu Phượng Đức đến, lập tức mang vợ con ra đón. Khi thấy Chu Phượng Đức thần kinh thất thường, điên điên cười ngớ ngẩn, ông ta càng đau lòng hơn, ôm tiểu quân chúa thất thanh khóc, nhất thời cả phòng khách đầy nỗi đau buồn.
Khó khăn lắm mới thu được lệ, họ chia chủ khách mà ngồi.
Phúc vương kéo tiểu quận chúa ngồi kế mình, gạt lệ quét mắt nhìn Dương Thu Trì và mọi người. Lưu Dũng là đội trưởng hộ vệ của Sở vương phủ. Mã Lăng vũ là nội vệ tổng kỳ. Hai người này Phúc vương đã từng gặp qua, nhưng Dương Thu Trì, Phó Quan và Hồ Thủy thì không nhận ra, hỏi: "Các ngươi là người gì của Sở vương phủ?"
Dương Thu Trì cùng mọi người vội đứng lên, cung thân thi lễ, tự báo danh lên.
Tiểu quận chúa ngờ nghệch ngồi nghe, đến khi nghe tên của Dương Thu Trì, đột nhiên cười hi hi, móc từ trong người ra văn khế tặng thiếp, đứng lên chạy lúp xúp lại, quỳ sụp xuống trước mặt Dương Thu Trì. Không chờ mọi người kịp phản ứng, nàng dập đầu lạy binh binh mấy cái, miệng lầm rầm: "Phượng Đức là tiểu thiếp của Dương lão gia, phải ở cạnh lão gia, sớm sinh con trai cho lão gia! Hi hi hi...!"
Dương Thu Trì tức thời đỏ mặt tía tai, không biết như thế nào mới phải.
Mấy nha hoàn và bà vú vội đến đỡ nàng dậy quay về chỗ ngồi, nhưng vừa ngồi lên, tiểu quận chúa đã nhân lúc bọn họ buông tay ra, như luồng khói chạy tới dập đầu lạy Dương Thu Trì, khiến hắn hoảng hốt tránh ra.
Khó khăn lắm mới đưa ép tiểu quận chúa trở về chỗ ngồi. Phúc vương vội hỏi đây rốt cuộc là thế nào. Lưu Dũng bèn đem sự tình kể hết.
Phúc vương ra lệnh đến dùng sức đoạt lấy văn khế, nhíu mày đọc xong, tẹt một cái xé thành hai mảnh. Ông ta còn định xé tiếp, không ngờ tiểu quận chúa ở bên cạnh đột nhiên thoát khỏi sự không chế của nha hoàn, nhào nhanh tới nắm hàm râu bạc của Phúc vương, bóp cổ ông ta giằng lại hai mảnh rách của văn khế.
Tiểu quận chúa mở to mắt nhìn hai mảnh rách của văn khế, miệng chề ra rồi òa khóc thật lớn, và vô luận Phúc vương cùng các tần phi khuyên giải thế nào cũng không dừng, khóc như cái ống bễ vậy. Cho đến khi một bà vú nhanh trí mang đến một tờ giấy trắng và hồ, dán hai tờ văn khế lại với nhau, tiểu quận chúa mới dừng gào khóc, bỏ văn khế vào trong lòng, dùng tay đè lên, miệng không ngừng rêu rao: "Ta là tiểu thiếp của Dương lão gia, phải sớm sinh cho lão gia một đứa con trai."
Phúc vương khóc cũng không được cười cũng không xong, vội bảo Ngô quản gia an bài chiêu đãi năm người Dương Thu Trì, sau đó dẫn các phi tần dụ tiểu quận chúa đi vào nội đường.
Ngô quản gia hỏi Dương Thu Trì: "Dương hộ vệ, các vị sau này định thế nào a? Có muốn làm việc ở trong phủ của Phúc vương không?"
Dương Thu Trì kiên định lắc đầu: "Đa tạ mỹ ý của quản gia, tại hạ là hộ vệ của Sở vương phủ... có câu..., cái gì mà một thấn không thể hai chủ... dù sao thì tôi cũng muốn làm chuyện khác chút, có thể nuôi gia đình là được rồi."
Bọn bốn người Lưu Dũng là do Dương Thu Trì cứu mạng, ở Vũ Xương đã phát thệ theo hầu làm tùy tùng của hắn, thấy hắn không lưu lại Phúc vương phủ, bọn họ đương nhiên cũng không ở lại.
Nguyên nhân Dương Thu Trì cự tuyệt rất giản đơn. Hắn không muốn làm người gác nhà giữa cửa của người khác. Trước kia ở Vũ Xương vì bất đắc dĩ phải lo cho sự sống, hiện giờ đã đến ở phương nam thái bình thịnh thế rồi, cách xa vùng chiến hỏa khói tên, bá tánh an cư lạc nghiệp. Tuy hắn biết Đại Minh chẳng mấy chốc sẽ bị diệt vong, nhưng trong thời gian ngắn sẽ không sao. Hắn tuy học lịch sử không giỏi, cũng biết sau khi Sùng Trinh hoàng đế treo cổ chết xong, Ngô Tam Quế dẫn Thanh binh đánh vào Bắc Kinh, lại cùng tàn quân của Lý Tụ Thành và Trương Hiến Trung chiến đấu giằng co thêm nhiều năm nữa cuối cùng mới thống nhất toàn quốc. Sau đó, nam nhân toàn quốc mới gọt đầu để đuôi sam, đó là chuyện mãi tận sau này.
Tiếp đó hắn nhớ lại, trong Lộc Đỉnh ký có đề cập đến Đại minh chánh thống cái gì đó, còn nhớ rằng dường như là phần tàn dư của Đại minh là vương triều Nam Minh còn đề kháng quân Thanh mấy chục năm, cuối cùng mới bị bình định. Lúc đó trọng điểm đề kháng chủa yếu là Hồ Nam Giang Tây, như vậy có thể nói, chí ít vẫn còn khá nhiều năm thái bình. Chờ quân đuôi sam đánh tới rồi, hắn sẽ nghĩ biện pháp khác, giỏi lắm thì chạy đến Đài Loan hay là Hải ngoại, dù gì thì có chết cũng không cạo đầu âm dương (Chú: cạo phần trọc phần để tóc, tóc búi kiểu người nhà Thanh).
Tuy Dương Thu Trì nói hàm hàm hồ hồ, nhưng ý tứ trong đó đã quá rõ ràng, Ngô quản gia gật đầu: "Ừ...! Vương gia nói, ngươi cứu tiểu quận chúa, phải báo đáp ngươi cho thật tốt. Nếu như ngươi không muốn lưu lại trong phủ, cũng không cưỡng cầu. Như vầy đi, các ngươi dọc đường mệt nhọc cực khổ, hãy về khách sạn nghỉ ngơi trước, ta bẩm báo với vương gia xong rồi sẽ định đoạt."
Dương Thu Trì và bọn Lưu Dũng về khách sạn, đem sự tình đơn giản thuật lại cho Liễu Nhược Băng nghe. Liễu Nhược Băng mỉm cười nói: "Đệ làm rất đúng, ta cũng không muốn ở dưới quyền người."
Tối hôm đó, gia đinh của Phúc vương phủ tới thỉnh cả nhóm họ đi đến phủ dự yến. Liễu Nhược Băng đương nhiên không đi, cho nên Quách Tuyết Liên và tiểu hắc cẩu lưu lại khách sạn cùng nàng. Dương Thu Trì mang theo Lưu Dũng cùng mọi người đến Phúc vương phủ.
Phúc vương phủ đã bày tửu yến. Ở cấp bậc của hắn, Phúc vương không thể ra mặt tiếp đãi, cho nên cho Ngô quản gia và các vị hộ vệ đội trưởng, tổng kỳ ngồi tiếp.
Rượu qua ba lượt, đồ ăn năm vị xong, Ngô quản gia cười nói: "Dương hộ vệ, Trương tặc phong ngươi làm quan, nhưng Dương hộ vệ treo ấn bỏ đi, nghìn dặm hộ tống tiểu quận chúa tới Trường Sa này, một phen trung nghĩa thật khiến người bội phục.
Vương gia có dặn bỉ nhân cấp cho Dương hộ vệ một công việc. Vũ Xương bị chiếm, bố chánh sứ ti của Hồ Quảng dời về Trường Sa, bỉ nhân tìm họ nói, vừa khéo ở Kiềm Dương huyện Tây Thần châu còn khuyết một chức điển sứ. Huyện Kiềm Dương này hơi nhỏ, không có huyện thừa và chủ bộ. Cho nên, điển sứ tuy cấp quan hôi thấp, nhưng là nhân vật số hai trong huyện rồi. Chỗ này xin cho người, Dương hộ vệ có hứng thú không?"
Phẩm trật của điển sứ chưa nhập lưu, ngay cả tòng cửu phẩm cũng chưa đủ. Vốn ra thì điển sứ là quan chức chuyên về thu phát công văn ở nha môn, thuộc quan văn. Nhưng do Minh triều giảm biện chế quan viên rất nhiều ở huyện nha, không thiết huyện úy, tập bộ. Như vậy chuyện giám ngục và sự vụ hình danh đều do điển sứ lo liệu, tương đương với cục trưởng cục công an bây giờ. Xem ra nhận chức đó, hắn tương đương với giám đốc sở và chủ nhiệm văn phòng chính phủ của huyện luôn rồi.
Quan lại từ thất phẩm trở lên của Minh triều đều được Lại bộ ở kinh thành bổ nhiệm. Từ bát phẩm trở xuống đều do bố chánh sứ ti cấp tỉnh trực tiếp bổ nhiệm, báo lại với Lại bộ là xong.
Dương Thu Trì tuy hai trăm năm trước là cẩm y vệ chỉ huy sứ, siêu phẩm Trấn quốc công, nhưng hiện giờ là chuyện 200 năm sau rồi, không còn ai biết hắn nữa, mọi thứ đều phải làm lại từ đầu, đành phải phát triển từ cơ sở lên thôi.
Do đó, Dương Thu Trì đứng dậy ôm quyền khom người: "Đa tạ quản gia! Tại hạ cảm kích bất tận!"
"Nói hay lắm! Vậy được, sáng ngày mai bỉ nhân sẽ đưa các ngươi đến bố chánh sứ ti làm thủ tục là có thể đi nhận nhiệm sở rồi." Ngô quản gia cười ha hả, chuyển đầu nhìn bọn Lưu Dũng. Ông ta đã biết Dương Thu Trì cứu tính mệnh của họ, họ đã thề chết theo hầu, cho nen nói: "Các ngươi cứ theo Dương điển sứ đến huyện Kiềm Dương, phụ tá cho Dương điển sứ đi."
Bốn người đứng dậy ôm quyền: "Vâng! Nhất định tận tâm kiệt lực phò tá Dương gia."
Tửu yến kết thúc, bọn Dương Thu Trì về khách sạn, đem chuyện này nói cho Liễu Nhược Băng nghe. Liễu Nhược Băng cũng rất cao hứng, khen: "Xem ra bước này của đệ đi đúng rồi, có thể làm một điển sứ đã không tệ, làm tốt vẫn có thể tạo phúc cho một vùng mà."
Sáng hôm sau, Ngô quản gia dẫn Dương Thu Trì đi làm thủ tục, lấy lệnh ủy nhiệm và hai chục lượng bạc trắng làm phí phái khiển (đi nhậm chức).
Ngô quản gia chuẩn bị cho họ một xe ngựa và mấy thớt tuấn mã, lại tặng Dương Thu Trì 50 lượng bạc làm lộ phí, rồi đưa họ ra khỏi thành.
Dương Thu Trì, Liễu Nhược Băng và Quách Tuyết Liên ôm tiểu hắc cẩu ngồi xe. Lưu Dũng và các hộ vệ cưỡi ngựa, dọc theo dịch đạo đầy ổ gà lắc lư tiến đến huyện Kiềm Dương.
Huyện Kiềm Dương ở Tương Tây, cự li cách Trường Sa gần bằng từ Trường sa đến Vũ Xương. Hơn nữa không thông đường, ngay quan đạo chánh quy cũng không có, cho nên chỉ đi dịch đạo giản đơn.
Đi được mấy ngày, bọn họ mới phát hiện chỗ mà họ được phái tới xa như thế nào, rất may là dọc đường cảnh vật xinh đẹp, dân chúng thuần phác, chẳng thấy chút dáng vóc chiến tranh nào. Khi bọn họ vội đi không kịp đến dịch trạm, thường đến trong thôn thỉnh cầu tá túc, đều được nhiệt tình khoản đãi.
Càng đi về trước, thế núi càng hiểm trở, nhiều khi phải leo lên đỉnh núi, rồi từ từ xuống đến tới chân, lại leo tiếp lên đỉnh. Đường núi trơn trợt, nhưng cảnh vật càng lúc càng đẹp. Mao lão nhân gia (Mao Trạch Đông) quả không sai khi nói "Vô hạn phong quang tại hiểm phong" (cảnh đẹp vô hạn thường ở nơi hiểm trở), lúc này thì hắn đã hiểu câu đó rốt cuộc là như thế nào.
Đi hơn nửa tháng, đén chiều một ngày nọ, họ cuối cùng đến được Kiềm Dương huyện, Thần châu ở Tương Tây.
Huyện thành này cũng quá đơn giản, thành tường không cao, ngay hộ thành hà cũng không có. Cửa thành chỉ là cổng gỗ sơ sài.
Dương Thu Trì chỉ là một điển sứ không nhập lưu, tự nhiên không có chuyện quan huyện và hương thân ra nghênh tiếp. Cửa thành môn có hai binh sĩ ngồi trên hai cái ghế trúc ngồi uống trà nói chuyện phiếm, căn bản không chú ý người ra vào. Có thể thấy nơi đây thanh bình rất lâu, hơn nữa do nơi đây không có phương tiện liên lạc, là vùng khá xa, căn bản không biết chiến tranh phát triển như thế nào. Và khói lửa xác thật là quá xa nơi này.
Bá tánh ra vào cửa thành y sam lam lũ, đội mũ rơm, vác củi, đồ làm nông chân trần bước lên đá xanh loạt soạt.
Không ai kiểm tra, bọn họ từ từ tiến vào thành. Liễu Nhược Băng hành tẩu giang hồ, thấy nhiều rồi đương nhiên không cho đó là kỳ. Nhưng Dương Thu Trì và Quách Tuyết Liên đối với địa phương sắp sửa sinh sống đây vẫn đầy sự hiếu kỳ, nên vén rèm nhìn đông nhìn tây cổ thành cũ kỹ này.
Lưu Dũng hỏi phương vị của huyện nha, rồi cả đoàn đến thẳng đó.
Huyện nha còn cũ hơn cả cổ thành, chỉ có điều hai nha dịch đứng trước cửa còn có chút tinh thần, eo mang đao bặm môi nhìn trừng vào những người qua lại.
Dương Thu Trì cho xe ngựa dừng lại ở cửa nha môn. Nha dịch định quát hỏi, chợt thấy Lưu Dũng ễnh bụng bậm môi nhìn trừng hắn, so với hắn còn dữ hơn, liền đổi sang mặt cười hỏi: "Các vị đến huyện nha có chuyện gì?"
Lưu Dũng đáp: "Lời thừa! Không có chuyện ai chạy tới huyện nha làm cái gì?" Y chuyển thân khom người hướng về phía Dương Thu Trì, "Vị lão gia trong xe này chính là điển sứ tân nhiệm của Kiềm Dương huyện Dương đại nhân! Công văn của Bố chánh sứ ti vẫn chưa đến sao?"
Dương Thu Trì cùng mọi người thong thả bước đến, công văn bổ nhiệm truyền thông qua dịch trạm, đương nhiên là đến nhanh hơn họ nhiều. Do đó người trong nha môn đều biết có một điển sứ mới đang đến nhận nhiệm sở.
"Đến rồi! Đến rồi! Tiểu nhân lập tức bẩm báo tri huyện đại lão gia!" Hai nha dịch gập người khom lưng hồi đáp, một tên vội chạy nhanh vào báo, một tên cười toét miệng đón chào Dương Thu Trì: "Tứ lão gia cực khổ quá! Xe ngựa tiến vào cửa hong, tiểu nhân sẽ mở cửa ngay." Nói xong, y lặt lè chạy đi mở cửa, khom người mời xe vào trong.
Ở huyện nha, Điển sứ xếp sau tri huyện, huyện thừa và chủ bộ, do đó nên mới được gọi là "Tứ lão gia".
Xe tiến vào nha môn, vòng qua chiếu bích (giống bình phong, nhưng bằng đá, dùng dán các thông báo, cáo trạng của nha môn), đến giếng trời ở đại đường. Tên nha dịch khom người nói: "Tứ lão gia, nội trạch của điển nha đã được quét dọn sạch sẽ, ngài đến nội phủ nghỉ ngơi trước, chờ lục phòng ti lại và thư lại, tam ban nha dịch tề tụ đầu đủ, tiểu nhân sẽ đến bẩm báo ngài, được không ạ?"
Dương Thu Trì gật đầu, tên nha dịch đó lập tức dẫn đầu xe ngựa quẹo tiến vào nội trạch của điển sứ.
Điển sứ đứng hàng thứ tư, nội nha đương nhiên đơn sơ kém nhất trong nha môn. Rất may là huyện Kiềm Dương hơi nhỏ, chỉ thiết có tri huyện và điển sứ, cho nên chỗ bày biện trong nha môn vẫn khá lớn.
Nội nha của điển sứ là trạch viện ba cửa, bên ngoài là chổ nghỉ cho tùy tùng, bên trong là tiểu trạch viện cho gia quyến ở. Xe ngựa tiến vào cửa nội trạch thì dừng lại. Dương Thu Trì xuống xe ngựa, nhìn quanh, thấy cũng tạm được, chí ít so với thôn xóm tàn phá trước kia hắn và Quách Tuyết Liên ở nhiều.
Liễu Nhược Băng và Quách Tuyết Liên cũng xuống xe. Liễu Nhược Băng gặp sao yên vậy, không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn, cho nên ở bất kỳ hoàn cảnh nào, tốt xấu ra sao cũng bình thản. Còn Quách Tuyết Liên thì lại vô cùng cao hứng, kéo cánh tay Dương Thu Trì chỉ đông chỉ tây tặc lưỡi lia lịa. Nội trạch lớn như sân bóng đá này mà chỉ có ba người họ ở, nàng lại là người cùng khổ lớn lên, chưa bao giờ đến ở trong nha môn, huống chi là ở trong trạch viện rộng rãi thế này.
Tiến vào nội trạch, quan sát khắp nơi, họ thấy nó rất sạch sẽ.
Tên nha dịch đó gọi các người hầu trong nha môn tới giúp khuân vác hành lý. Từ Trường Sa tới đây, những gì cần chuẩn bị cũng đã chuẩn bị rồi, nên hành lý của họ không ít.
Dương Thu Trì biết lần này thông báo vào tri huyện lão gia sẽ nhanh chóng đến, cần phải chỉnh tề trang phục ra mắt cho ổn thỏa. Cho nên, hắn tiến vào nội trạch là vào ngay phòng ngủ. Quách Tuyết Liên đã sớm lấy ra quan bào của hắn, giúp hắn mặc chỉnh tề. Vừa xong thì một tên nha dịch khác đã chạy vào, khom người nói: "Tứ lão gia, đã báo cho tri huyện đại lão gia rồi, lão gia sẽ lập tức ra, xin mời ngài đến hoa phòng (phòng tiếp khách quý) chờ? Nho học giáo dụ và huấn đạo đều đã chờ sẵn, lục phong quan lại đều đã hiện diện ở Thiêm áp phòng, có mặt đầy đủ cả rồi."
Dương Thu Trì gật đầu, cầm ủy nhiệm trạng lắc lư cái mũ cánh chuồng trên đầu theo tên nha dịch này rời khỏi nội trạch của điển sứ, xuyên qua giếng trời ở đại sảnh, đến hoa phòng. Đó chính là chỗ của nha môn chuyên dành tiếp khách quý.
Tiến vào hoa phòng, hắn thấy ở đó đã có sẵn hai người. Một người là trung niên khoảng bốn chục tuổi, mặt mày anh tuấn, nhưng người hơi ốm. Một người là lão giả sắp sáu mươi, lưng hơi khom, hai mắt nheo lại, tẩu thuốc phiện lập lòe, dương như là có thêm con mắt vậy.
Tuy không ai dẫn tiến, nhưng Dương Thu Trì đã đoán ra thân phận của hai người ắt là giáo dụ và huấn đạo của nho học trong huyện.
Ở Minh triều, cấp châu huyện có đặt Hữu quan học chính là chức quản lý mở dạy các trường lớp nho học. Loại quan này không phải ai muốn vào thì vào, mà phải kinh qua khảo thí cở cấp huyện (thi huyện), cấp địa khu (thi phủ). Người vượt qua rồi mới có tư cách đồng sinh, sau đó tham gia kỳ thi cấp tỉnh (Viện thí), rồi từ số người vượt qua kỳ thi này chia ra làm sáu cấp, cấp một và hai được tư cách "sinh viện", thường gọi là Tú tài. Nếu được tư cách này thì mới có thể vào học giáo Nho học của quan phủ mở để học tập, sau đó mới có thể tham gia thi hương và các cuộc thi khoa cử chính thức khác.
Quan viên nho học cấp huyện thuộc về quan lại chính thức của quốc gia, chủ yếu là Giáo dụ và Huấn đạo. Giáo dụ là lãnh đạo quan học trong huyện, huấn đạo chính là thầy dạy. Phẩm trật của Giáo dụ giống như điển sứ, đều thuộc về loại chưa nhập lưu (chưa tính vào quan lại chính thức), nhưng do án theo quy định phải là giám sinh hoặc cử nhân mới có thể đảm nhiệm, cho nến cũng có chút tài. Giáo dụ và Huấn đạo không có thực quyền gì, bỡi vì quyền quyết định tự cách đồng sinh để khảo thí nằm trong tay trưởng quan của châu huyện, và tư cách để nhập học vào các trường do chính phủ mở lại nằm trong tay người đứng đầu việc học ở tỉnh, khảo thí khoa cử trong kỳ thi hương chính quy càng không phải là chuyện nằm trong tay họ, còn sinh viên (tú tài) là người có công dạnh, phải kinh qua học chánh của tỉnh phê chuẩn mới được xử lí, cho nên hai người này không có quyền lực gì, là những chức vị được coi là thanh liêm nhất (và ốm đói nhất) trong nha môn.
Nhưng mà, Dương Thu Trì đối với các giáo sư "vi nhân sư biểu" (thầy dạy làm người) vô cùng kính trọng, cho nên vừa vào là bước lên một bước, vái dài ông lão mắt mũi kèm nhèm đó: 'Học sinh Dương Thu Trì tham kiến Giáo dụ đại nhân!"
Lão giả đó cười hăng hắc, miệng đã không còn mấy cái răng, xua tay chỉ vào trung niên ốm cao: "Điển sứ đại nhân, vị này... chính là Giáo Dụ Lý Triệu Sâm Lý đại nhân của trường học nho của bổn huyện. Lão hủ Từ Diệp, là huấn đạo của huyện nhà, ha ha."
Thì ra là nhìn lầm người, lão gia hỏa này là bộ hạ, trung niên mới là "sếp"! Dương Thu Trì hơi ngượng, quay sang trung niên chấp tay thi lễ: "Hắc hắc, giáo dụ đại nhân, thật là xin lỗi, học sinh nhìn lầm người, học sinh tham kiến giáo dụ đại nhân!"
Giáo dụ vội đứng dậy khom người: "Không dám, điển sứ đại nhân giết ti chức rồi." Giáo dụ và điển sứ tuy đều là quan viên chưa nhập lưu, nhưng dù sao thì thực quyền của điển sứ cũng lớn hơn.
Xem ra một già một trung niên này tài học không tệ, Dương Thu Trì liền sinh hảo cảm, vội thuận theo tay mời của giáo dụ và huấn đạo, ngồi xuống hàn huyên.
Vừa nói được mấy cấu, một trung niên nhỏ người chợt chạy vào, nhìn Dương Thu Trì mặc quan bào điển sứ, cười hắc hắc xong đứng lên cao giọng: "Tri huyện của bổn huyện Lôi Minh Lôi đại lão gia đến...! Nghênh...!"
Ba người Dương Thu Trì vội đứng dậy, chỉnh lý quan bào nhìn ra cửa. Chẳng mấy chốc có một lão đầu đi chậm người mặc quan bào tri huyện thất phẩm bước vào. Ông ta đại khái 50 tuổi, lưng hơi gù, máy sợi râu dê thưa thớt, đi đi dừng dừng không ngừng ho, phía sau có mấy sư gia và cân ban trưởng tùy.
Dương Thu Trì vội bước lên, cung thân thi lễ: 'Hạ quan Dương Thu Trì tham kiến Lôi đại nhân!" Rồi hắn đưa ủy nhiệm thư trong tay ra trình lên: "Đây là ủy nhiệm thư của hạ quan."
Tri huyện Lôi Minh tiếp lấy nhưng không xem, chuyển cho cân ban trưởng tùy chuyên hô đọc ở bên. Sau đó ông ta ho hai tiếng, cất giọng khàn khàn bảo: "Điển sứ đại nhân đi đường mệt nhọc, mau mời ngồi...!" Nói xong ông ta cũng vén áo ngồi xuống.
Dương Thu Trì thầm nghĩ tri huyện này tên là Lôi Minh, nói chuyện là chẳng có điểm nào giống sấm gầm, làm hư cả danh hiệu. Hắn chấp tay xá xá, cũng ngồi xuống.
Lôi Minh giới thiệu sư gia và cân ban trưởng tùy của mình trước, đây là để dễ cho công tác của hắn sau này. Sau đó, ông ta đơn giản giới thiệu tình huống cơ bản của Kiềm Dương huyện. Đây là một địa khu nhiều dân tộc, núi cao rừng rậm, không có nhiều ruộng, giao thông bất tiện, dân tình thuần phác. Nhưng lão bá tánh sinh hoạt hơi nghèo khổ. Đương nhiên cũng chính vì thế mà những năm nay phản tặc khởi binh (nông dân khởi nghĩa) không ảnh hưởng đến đây, tháng ngày qua đi cũng khá thái bình. Sau này từ từ sẽ hiểu ra thôi.
Hàn huyên một hồi, Lôi Minh lại dẫn tiến hắn với các thư lại trong nha môn. Hai người đến cửa Thiêm áp phòng, nơi đây đã đứng đầy mấy chục người, phân làm ba hàng, hàng trước là trưởng quan tư lại của lục phòng, hai hàng sau là lục phòng thư lại và tam ban nha dịch (gồm tạo đãi, bộ khoái, dân tráng). Ngoài ra còn có ngỗ tác, quái tử (đao phủ), cấm tốt, lao đầu, phô binh đưa tin, đấu cấp chuyên trông coi kho, khố tử (coi ngân khố), môn tử (phục vụ trưởng quan), kiệu phu (khiêng kiệu), phiến phu (lính quạt), tán phu (lính che lọng, dù), canh phu (đánh canh), hỏa phu (nhóm bếp), đăng phu (lo đốt đèn), trà phu (rót nước pha trà), thủy phu (lo gánh nước), minh la phu (lo gõ chiêng dẹp đường), chung cổ phu (đánh chuông trống), cước phu (khuân vác) vâng vâng.
Sau khi gặp qua, Dương Thu Trì bảo bộ khoái và cấm tốt lưu lại, vì đó là bộ hạ của hắn sau này, rồi bắt đầu hỏi tên và tình hình từng người. Bộ đầu tên Ngụy Trì, là một hán tử mặt đen, lùn mập mày rậm mắt to, toàn thân rắn chắc, xem bộ dạng không tệ. Lao đầu là Tống Bá Nhân, là trung niên mắt hí rị.
Đang nói chuyện, chợt một thư sinh mặc trường sam màu xanh hoảng hốt chạy vào: 'Giáo dụ đại nhân đâu? Giáo dụ Lý đại nhân ở đâu?"
Bộ đầu Ngụy Trì nhíu mày: 'Làm cái gì đó? Điển sứ đại nhân ở đây, ngươi kinh hoảng như vậy còn ra thể thống gì?"
Thư sinh đó vội bước đến, vái dài Dương Thu Trì: "Học sinh Lưu Mộng Chương ra mắt điển sứ đại nhân."
Dương Thu Trì gật đầu: 'Có chuyện gì mà hoảng hốt vậy?"
"Tú tài Triệu Thiên Châu trong học cung mấy ngày nay không thấy đâu, từ tối qua trong phòng ở túc xá trong học cung của hắn truyền ra một mùi rất khó ngửi, có điểm giống... giống mùi thối xác chết..., mọi người hoài nghi có lẽ là hắn chết trong đó. Hôm nay mùi càng lúc càng nồng, mọi người đều rất lo, nên đặc biệt đến bẩm báo Giáo dụ."
Hả? Mọi người đều cả kinh. Dương Thu Trì không khỏi cười khổ lắc đầu. Hắn vừa mới đến được Kiềm Dương huyện xa xôi này, chưa uống được ngụm nước nào là gặp phải án rồi. Hắn quả đúng là sao chổi mà.
Giáo dụ Lý Triệu Sâm và Huấn đạo Từ Diệp Chánh đang nói chuyện với tri huyện lão gia ở bên cạnh, Lý giáo dụ vội chạy tới hỏi kỷ tình huống, nghe xong tin này liền ngẩn ra như con gà gỗ, rồi co giò định chạy, nhưng bị Huấn đạo kéo ngăn lại: "Chờ đã Lý giáo dụ! Tri huyện, điển sứ đại nhân ở đây, chờ hai đại nhân có lời rồi hẳn tính!"
Lý giáo dụ lúc này mới phát hiện hơi thất thái, vội đứng lại nhìn về phía tri huyện Lôi Minh. Đại lão gia ở đây, đâu tới lượt bọn họ lên tiếng chứ.
Lôi Minh tri huyện nghe có thể đó là án mạng, tức thời theo tập quán khẩn trương trở lên. Ông ta tuổi đã lớn, không muốn trước khi cáo lão hoàn hương còn phát sinh đại án gì ảnh hưởng đến danh tiếng và đường công danh. Cho nên, cái hàm râu dê lưa thưa của lão run loạn, vừa ho vừa nói với Dương Thu Trì ở bên cạnh: "Dương đại nhân, chuyện bắt phạm phá án này, khụ khụ..., là chức trách của điển sứ. Tuy Dương đại nhân dọc đường mệt nhọc, nhưng mạng người quan trọng, khụ khu khụ..., hơn nữa kẻ thất tung Triệu Thiên Châu chính là rễ hiền của Lý giáo dụ, khụ khụ, ngài coi..."
Dương Thu Trì nhìn Lý giáo dụ đang thất hồn lạc phách ở bên cạnh, chấp tay nói: "Đại nhân, đây là chuyện thuộc bổn phận của ti chức, vậy để ti chức đi xem xét thử."
Kiệu phu vừa ở đây, điển sứ tuy cấp quan nhỏ, nhưng dù sao cũng là quan, ra cửa phải ngồi kiệu, có kiệu phu chuyên môn của mình. Cho nên, kiệu phu vội mang kiệu tới, Dương Thu Trì cùng giáo dụ, huấn đạo ngồi kiệu riêng, dẫn Lưu Dũng và ba hộ vệ còn lại cùng các bộ khoái, ngỗ tác ngồi kiệu đến học cung.
Nho học của Minh triều không tổ chức ở nha môn, mà là tổ chức ở học cung chuyên môn, cự li không xa, chừng thời gian uống cạn tuần trà là tới.
Học cung này còn cũ kỹ hơn cả nha môm, tường vây được bản gỗ giáp thành, rất nhiều chỗ bị thủng có kẻ hở, mấy đứa bé chui qua chui lại từ kẻ hở này để chơi trò rượt bắt. Khi tiến vào bên trong, thấy một sân lớn rộng rãi sạch sẽ, nhưng phòng ốc bốn phía đều ngã nghiêng, có mấy phòng phải dùng cây gỗ mà chống, nếu không chỉ đầu năm sau là sập.
Trong viện tụ tập không ít tú tài học sinh, chỉ tay múa chân nghị luận. Nhìn thấy giáo dụ, huấn đạo ngồi kiệu đi tới, họ vội đứng thẳng cúi đầu chào. Chờ đến khi thấy Dương Thu Trì xuống kiệu, bọn họ không biết nên xì xào dò hỏi.
Giáo dụ Lý Triệu Sâm chống gậy trúc xuống kiệu, vội vã chạy vào trong một ngôi nhà, lớn tiếng gọi: 'Thiên châu...! Thiên châu ơi...!"
Không ai trả lời.
Huấn đạo Từ Diệp Câu khom người chui ra khỏi kiệu, vẩy vẩy áo bào rộng thùng thình, giới thiệu Dương Thu Trì với các tú tài: "Chư vị, vị này là điển sứ tân nhiệm của huyện ta, Dương Thu Trì Dương đại nhân!"
Các học trò đều khom người sát đất chào.
Dương Thu Trì xua tay hỏi: "Căn phòng phát ra mùi thối ở đâu?"
Một tú tài râu trắng chỉ vào ngôi nhà hai tầng bằng gỗ có Lý giáo dụ đang ngưỡng cổ kêu gọi: "Gian phòng cuối ở phía nam trên tầng hai, cửa xem ra là bị chốt ở trong, đẩy không ra. Phía bắc không có cửa sổ nào."
Dương Thu Trì ngước cổ nhìn, ra lệnh: "Mang thang tới!"
Tạp dịch trong học cung vội chạy đi lấy thang mắc lên cửa sổ. Dương Thu Trì cảm thấy mặc quan bào quá phiền phức, cởi ra luôn quẳng cho Phó quang hộ vệ tùy thân của mình, chụp lấy thang định leo lên. Lý giáo dụ vội nói: 'Điển sứ đại nhân, hãy để ti chức lên coi tình hình tiểu tế thế nào!"
"Không, đây là bổn phận của bổn quan, không thể nhờ người khác. Ta phải tự thân tra xét, các ngươi đến hành lang tầng hai chờ ta, ta không có lệnh thì không được vào." Nói xong, hắn thuận theo thang leo lên.
Giáo dụ liên chạy ngay đến thang lầu phía bên kia, huấn đao cùng bộ phận tú tài già trẻ thích xem náo nhiệt cũng đua nhau kéo lên lầu, đến trước cửa phòng chờ.
Dương Thu Trì lên đến bên cửa, trước hết kiểm tra tình huống bên ngoài song cửa, không phát hiện điều gì bất thường, liền thử kéo cửa, thấy cũng bị chốt từ bên trong.
Hắn ghé sát vào ngách cửa, dùng ngón tay đâm thủng giấy dán, ghé mắt nhìn vào trong. Bên trong ánh sáng tuy hôn ám, nhưng có thể thấy rõ trên nền phía sau cửa có một thi thể, lưng dựa cửa, đầu gục xuống, mình mặc trường bào màu xanh, ở ngực có cấm một mủi đao, tay phải giữ cán đao, gần vết thương chỗ ngực có một khối huyết, nhưng trên nền không có. Ở giữa phòng cách thi thể mấy mét có một vũng máu, nhưng đã khô rồi.
Cửa chỉ có một cánh, đóng chặt, chốt ở một đầu được cài rất kỹ.
Dương Thu Trì móc ra đôi bao tay mỏng như cánh tầm đeo vào, xé rách giấy dán cửa sổ, làm gãy song cửa, thỏ tay vào mở chốt, mở cửa sổ ra tiến vào phòng.
Trong phòng ngoại trừ mùi máu nồng và mùi thi thể sình thối, còn có một mùi dược thảo nồng nặc.
Hắn cúi người xuống, lợi dụng ánh sáng cửa sở quan sát sàn ở các giác độ khác nhau xem có dấu giày khả nghi hay không. Thật đáng tiếc là trên sàn cực sạch, không phát hiện dấu giày nào, cũng không có dấu máu bị lau đi.
Quan sát quanh sàn xong, hắn nhíu mày suy nghĩ, rồi lắc đầu, đứng lên quan sát tình huống xung quanh.
Trong phòng bày biện vô cùng sơ sài, một giường gỗ, một cái mền mỏng xếp thành khối đậu hủ đặt sát tường, rất chỉnh tề. Trên tường có treo thư pháp, viết một bài thơ, xem lạc khoản (phần đề chữ, ghi tên trên bức vẻ hoặc thư pháp) và ấn chương, là của Triệu Thiên Châu. Khi vén giường ra, dưới giường có một cái rương gỗ, trên có khóa đồng. Khóa đồng hoàn hảo chẳng tổn thất gì.
Bên góc giường có một cái bồn tắm được che lại, bên cửa sổ có bàn sách, trên bàn sách nghiên bút sạch sẽ, trên giá bút có hai cây bút lông, một thô một mảnh, cũng được tẩy sạch. trên bàn có một chồng sách, đều thuộc loại tứ thư ngũ kinh, còn có một xấp giấy viết, trên đó đầy văn chương và thi từ rỗng toát.
Bên góc tường còn có một cái bàn để bồn gỗ và khan, còn có một cái bát to và đôi đũa. Bồn tắm cạnh bàn này còn phân nửa nước, bên trong có một trái bầu hồ lô được cắt ra thành gáo. Cạnh bồn tắm là lò lửa, đặt bên trong ít than. Trên lò lửa có đặt một nồi thuốc, mở nắm ra lập tức ngửi thấy mùi thuốc nồng nặc.
Trên bàn còn có một bao thảo dược còn chưa mở ra.
Dương Thu Trì đến bên thi thể, cúi xúông quan sát. Thi thể bốc mùi rất khó ngửi, phần mặt đã xuất hiện hiện tượng thối rữa, nhãn cầu lộ ra, miệng chảy dịch đỏ, bụng căng phồng. Đây là hiện tượng do vi khuẩn lên men thối trong ruột già tạo thành khí mà trướng lên. Phần mặt và tay lộ ra ngoài xuất hiện ít mụn nước sình thối, có thể nhìn thấy các đường gân máu đen do thối xuất hiện.
Từ hiện tượng trên thi thể và hoàn cảnh nhiệt độ, độ ẩm xung quanh, tổng hợp phán đoán thời gian tử vong đại khái ba ngày. Do không thể giải phẩu, lại không có thiết bị đo nhiệt độ, không thể nào phán đoán chính xác hơn, cho nên hắn tính sai số bằng ngày.
Ánh mắt của hắn dời đến đúng vào miếng giấy trắng gấp lại đặt cách tay trái của thi thể không xa. Hắn cẩn thận mở ra, thấy ghi: "Mẹ: Hài nhi thân bị tuyệt chứng, bệnh đau đớn khó chịu, phải đi trước người rồi. Mong hãy bảo trọng! Đông Vân nếu muốn cải giá, mong mẫu thân đừng ngăn trở. Đứa con bất hiếu Triệu Thiên Châu tuyệt bút."
Tự sát? Thư sinh tên Triệu Thiên Châu này tự sát mà chết.
Đáng tiếc, hắn không có rương chứa dụng cụ khám nghiệm pháp y, không có công cụ từ đó có thể lấy dấu tay từ mồ hôi.
Dương Thu Trì cầm di thư, so với nét chữ viết trên tường và tập sách viết tay, thấy đặc trưng phù hợp, nói rõ di thư này là do Triệu Thiên Châu viết.
Tiếp đó, hắn đặt di thư lên bàn, kéo thi thể nằm xuống, hai chân đứng hai bên tử tế tra xét cánh cửa.
Cánh cửa này rất chắc, do là cửa đơn nên bị khuông cửa chèn chắc, bên ngoài nếu không dừng lực mạnh và đao nạy gì đó thì không mở được. Trên cửa cũng không phát hiện dấu vết khả nghi.
Sau khi mở cửa, hắn gọi giáo dụ, huấn đạo và bộ đầu đứng bên ngoài: "Ba người các vị vào đi, cẩn thận đừng đáp dấu máu trên sàn."
Lý giáo dụ chạy vào trước, nhìn thi thể dưới đất, tức thời sắc mặt đại biến. Ông ta hô lên một tiếng: "Thiên châu!" rồi bước lên cúi xúông nhìn kỹ, xong ngồi phịch xuống đất khóc rống lên.
Huấn đạo Từ Diệp và bộ đầu Ngụy Trì cùng bịt mũi, cẩn thân tiến qua khe cửa, nhìn thấy thi thể khủng bố trên đất cũng giật mình cả kinh, vội vã quay mặt đi. Từ huấn đạo bảo bọn thư sinh ở hành lang xuống lầu, sau đó đóng cửa lại.
Dương Thu Trì hạ giọng nói: 'Từ huấn đạo, ông coi người chết có phải là học sinh Triệu thiên Châu do ông dạy không?"
Từ huấn đạo gật đầu: "Không sai, là con rễ Triệu Thiên Châu của giáo dụ."
Dương Thu Trì lấy từ trên bàn ra phong di thư, hạ giọng nói với Lý giáo dụ: "Giáo dụ đại nhân, Thiên Châu lưu lại một bức di thư, ông coi xem có phải là nét chữ của cậu ta không."
Lý giáo dụ vội bò lên, run run đưa tay tiếp lấy di thư, cẩn thận xem một hồi, gật đầu nói: "Là Thiên Châu viết! Trời ơi, ba ngày trước nó còn cùng uống rượu ca hát, hiện giờ đã âm dương tương cách rồi. Thiên Châu ơi, con đi thì thống khoái rồi, nhưng mà... Đông Vân làm sao mà sống tiếp đây a!..." Ông ta đấm ngực kêu khóc nghe vô cùng thê thảm.
Dương Thu Trì khẽ hỏi Từ huấn đạo đang bịt mũi ở bên cạnh: "Đông Vân là...?"
"Là con gái của Lý giáo dụ, khuê danh Lý Đông Vân, được gả làm vợ cho Triệu Thiên Châu. Thành thân được một năm, còn chưa có con, không ngờ rằng.... ai!"
"Giáo dụ đại nhân nói chuyện uống rượu hoan ca ba ngày trước là thế nào?"
"À..., học sinh trong học cung của bổn huyện kinh qua sự tuyển chọn của học chính, xác định thành tích đặc biệt ưu tú sẽ trực tiếp tiến cử làm cống sinh, nhập vào Quốc tử giám. Bốn người được chọn là Triệu Thiên Châu, Lưu Mộng Chương, Chu Tư Hạo và Tiểu An Nhiên, là sự vinh diệu khôn cùng. Do đó, học cung đã cử hành tiệc mừng ở hậu hoa viên. Ngày đó tri huyện lão gia và các vị chức sắc đều tới dự. Đáng tiếc là hài tử Thiên Châu này bạc mệnh, không có phúc hưởng vinh dự này!"
Dương Thu Trì quay đầu nhìn thuốc nấu trên lò lửa, hỏi: "Triệu Thiên Châu có bệnh?"
Từ huấn đạo thở một hơi dài: "Vâng! Mấy tháng trước bụng cậu ấy tự nhiên phình ra, vô cùng đau đớn, sắc mặt vàng vọt. Khi tìm mấy lang trung chẩn trị, đều nói là tuyệt chứng, bệnh đã vào trong xương, chẳng sống được mấy ngày, ai...! Một tháng nay, bệnh tình càng lúc càng nặng, mỗi ngày đều đau đớn khó chịu, rên rĩ gào thét, ngày đêm không ngủ được, các thu sinh cách vách đều chịu không được dọn ra xa. Cậu ấy cuối cùng nhịn không được căn bệnh dày vò, đã tự dứt đời, ai...! Đáng thương a!"
Dương Thu Trì à một tiếng, đưa tay vỗ vai Lý giáo dụ: "Đại nhân bớt buồn nín đau thương, hãy để ta kiểm tra thi thể một chút."
Lý giáo dụ bấy giờ mới sụt sùi lùi ra một bên.
Dương Thu Trì cho Ngỗ Tác tiến vào, căn cứ lời thuật của hắn mà ghi thi cách. Hắn sau đó đóng cửa phòng lại, cởi y phục của thi thể, tiến hành kiểm tra toàn thân.
Kiểm tra phát hiện thi thể không có vết thương bên ngoài nào khác, chỉ có ở trên cánh tay có một dấu cột hình trò ở cánh tay, không thấy có triệu chứng viêm đỏ hay xuất huyết dưới da nào, khiến hắn nhất thời không nghĩ ra nó hình thành bằng cách nào.
Tiếp đó, Dương Thu Trì tiến hành quan sát vết thương bị đâm ở trên ngực, rút đao ra một cách cẩn thận, xem xét thấy đó là con dao nhọn cán bầu. Khi so sánh với vết thương trên ngực, cơ bản phù hợp.
Hắn lấy một chiếc đũa đặt trên bàn ở góc tường lại, cẩn thận chọc vào trong vết thương, phát hiện xương ngực có một cọng bị đâm đứt, đâm thủng tim. Hắn vạch hai bên miệng vết thương ra xem, thấy thành vết thương nhẳn, vết thương bên bén bên tầy, không có chỗ dập mô cơ hay nội tạng, cho thấy là do vật bén gây ra.
Sau khi quan sát xong, Dương Thu Trì đứng lên, chong mắt nhìn vệt máu ở giữa nhà đến xuất thần, sau đó kiểm tra tử tế khắp phòng, bao gồm dưới sàn, trên nóc... Sau khi xong xuôi, hắn lắc đầu nói với Lý giáo dụ: "Giáo dụ đại nhân, ta phát hiện dưới giường có một cái rương bị khóa, có thể mở ra xem không?"
Lý giáo dụ khóc lóc gật đầu: "Thỉnh đại nhân cứ tự tiện."
Lúc nãy Dương Thu Trì đã lấy từ trong thi thể hai chiếc chìa khóa, trong đó có một chiếc mở được khóa đồng trên rương. Phần trên của rương có mấy bộ đồ cũ, khi tìm xuống dưới thì thấy một bọc nhỏ, mở ra xem hắn kinh ngạc vô cùng, vì đó là một bao bạc trắng! Số bạc này lên đến năm sáu chục lượng!
Một thư sinh nghèo mà lấy đâu ra nhiều tiền như vậy? Hắn gọi Lý giáo dụ lại, hỏi số bạc này có phải là ông ta cho hay không.
Lý giáo dụ nhìn số bạc mà trợn mắt sửng người, sụt sùi nói: "Hài tử Thiên Châu này tính rất hiếu cường, từ trước đến giờ không tiếp thụ những gì tôi tặng, nói là phải tự nuôi gia đình. Do đó tôi không cho nó bao nhiều tiền cả. Gia cảnh nó bần hàn, số bạc này làm sao mà có thì ti chức không biết, có thể là có ai đó thấy nó khắc khổ, tặng cho nó..., thật không ngờ là không dùng được rồi..." Nói đến đây, ông ta lại nghẹn ngào khóc.
Dương Thu Trì gật đầu, bảo: "Giáo dụ đại nhân, ta đã khám sát hoàn tất, ông có thể lo hậu sự cho con rễ được rồi."
Dưới sự khuyên nhủ của huấn đạo và bộ đầu, ông ta dần ngừng khóc, bi thương nói với Dương Thu Trì: 'Điển sứ đại nhân, ti chức có chuyện khẩn cầu."
Chức quan hai người gần bằng nhau, nhưng thực quyền của Dương Thu Trì lớn hơn, cho nên giáo dụ tuy thanh cao, cái cần trước mắt đã khiến ông ta tự xếp mình vào vị trí kém.
Nhưng mà Dương Thu Trì đương nhiên không thể lấy đó làm khinh nhờn, vội chấp tay nói: "Giáo dụ đại nhân nặng lời rồi, có lời gì xin cứ nói."
Lý giáo dụ đắn đo một chút, quay đầu nhìn huấn đạo và bộ đầu, xong hạ giọng nói: "Tử viết: 'Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chí thủy dã.' (Tức: Thầy Khổng Tử viết 'Thân thể tóc da, là của cha mẹ, không được hủy hay làm bị thương, phải có hiếu đến cùng.') Thiên Châu hài tử nếu không phải bệnh nặng khó chống chịu, nhất định không tới mức này. Cho nên..., ti chức khẩn thỉnh đại nhân nói ra ngoài là tiểu tế bệnh nặng mà mất, không biết có được hay không?"
Đây là một câu trong phần Hiếu Kính của Khổng Tử, ứng với cái gọi là "Bách thiện hiếu vi tiên" (trăm sự hiếu đặt lên hàng đầu), cũng là nói, thân thể con người bao gồm cả da hay tóc đều do cha mẹ cấp cho, không được khinh thường hủy hoại, nếu không ấy là bất hiếu. Do đó, từ góc độ chữ hiếu mà nói, thì Khổng Tử không tán thành tự sát. Đương nhiên, khi trung và hiếu không thể lưỡng toàn, thì phải giữ "Nghĩa", đó là có thế tuẫn quốc (chết vì nước), tuẫn chức (hi sinh vì nhiệm vụ), hoặc tuẫn tình (chết vì tình) đều được khuyến khích. Trừ những việc này ra, tự sát là đi ngược lại với đạo hiếu. Cũng chính vì nguyên nhân này, danh nhân cổ đại ngoại trừ "Sát thân thủ nghĩa" ra, rất ít khi có người tự sát.
Lý giáo dụ cảm thấy con rễ Triệu Thiên Châu vì bệnh đau đớn mà tự sát, rất mất mặt của người đọc sách, cho nên mới khẩn cầu Dương Thu Trì giấu chân tướng của sự tình giùm.
Dương Thu Trì đương nhiên có thể lý giải tâm tình của ông ta, gật gật đầu. Từ huấn đạo và Ngụy bộ đầu cũng đáp ứng. Ngụy bộ đầu lại đặc biệt dặn dò các ngỗ tác khác.
Trong lúc ngỗ tác vẽ lại hiện trường và điền thi cách, Dương Thu Trì và Lý giáo dụ, Từ huấn đạo đàm luận, tìm hiểu tình huống của Triệu Thiên Châu. Hắn bấy giờ mới biết quê của Triệu Thiên Châu ở cách đây mấy trăm dặm, trong nhà chỉ có mẹ già. Vì cầu học, Triệu Thiên Châu mới nhờ người thân chăm sóc mẹ già, một mình đến huyện thành đọc sách. Do thiên tự thông tuệ, lại chuyên cần hiếu học, cho nên hắn giành được hảo cảm của giáo dụ, và ông ta đã đem con gái Đông Vân gả cho.
Có giáo dụ hết lòng chỉ điểm, Triệu Thiên Châu học nghiệp đại tiến, thi huyện thi phủ đầu đứng hàng đầu, thi viện đứng vào hàng tam giáp, trở thành tú tài nhập vào huyện nho học. Sau khi thương lượng với Lý giáo dụ, để tập trung tinh lực học tập, y đưa vợ Đông Vân về nhà cha ruột cư trú, một mình ở trong túc xá của học cung ngày đêm khổ học, chờ mùa thu tham gia kỳ thi hương ở tỉnh. Nhưng không ngờ nhiều năm khổ học đã dưỡng thành bệnh tật như thế này, cuối cùng y vì không chịu nổi bệnh tật giày vò mà dẫn tới tự sát.
Ngỗ Tác khám tra xong, Dương Thu Trì báo cho Lý giáo dụ biết là có thể xử lý thi thể rồi.
Lý giáo dụ nói con rễ Triệu Thiên Châu có quê cách mấy trăm dặm, hơn nữa quê chỉ có một mình mẹ già, cho nên quyết định dựng chòi tang lo hậu sự cho y đón thân hữu đến phúng điếu, làm tang lễ xong xuôi mới vận chuyển quan quách về quê an táng.
Triệu Thiên Châu ngụ trọng túc xá của học cung, nhưng học cung không tiện dựng linh đường, cũng không thể dời đến nha môn, Lý giáo dụ liền quyết định đem linh đường đặt ở nhà mình, bỏ tiền ra nhờ ngỗ tác mua dùm cổ quan tài thượng đẳng, rồi cho thanh tẩy thi thể ở trong phòng, dùng vải bố bọc lại, cho nhập liệm khiêng về nhà bắt đầu bố trí linh đường.
Cho đến bây giờ, con gái Đông Vân của Lý giáo dụ mới biết chồng bệnh nặng mà chết, ôm lấy quan tài mà khóc, thê thảm vô cùng. Dương Thu Trì vốn có lòng bước đến khuyên vài câu, nhưng thấy nàng ta khóc như chim đỗ quyên nhỏ máu vậy, nghe mà tan vỡ cả lòng, tự hỏi không biết vì sao.
Do học cung chỉ có ý nghĩa là học giáo tượng trưng, không có thật quyền gì, cũng không giảng dạy chánh quy, cho nên có những tú tài tâm cao khí ngạo cứ ngẩn đầu tìm tri huyện, tri phủ hay là học chánh ở tỉnh bái làm thầy, không cói giáo dụ, huấn đạo ở học cung ra gì. Do đó, tú tài trong học cung đến trợ giúp chỉ có mấy người. Mấy người này được Lý giáo dụ giới thiệu với Dương Thu Trì, hắn mới biết trong đó có ba người là kẻ có học nghiệp ưu tú được học chánh trực tiếp tuyển thành cống sinh, đó là tú tài Lưu Mộng Chương, Chu Tư Hạo và Tiêu An Nhiên.
Tiêu An Nhiên thì bận rộn bày biện bàn ghế, Lưu Mộng Chương lại văn nhã nghênh đón khách đến điếu tang, còn Chu Tư Hạo thì dường như có quan hệ không tệ với người vợ Đông Vân của Triệu Thiên Châu, nên vừa bố trí linh đường, vừa dịu giọng an ủi nàng ta.
Lý giáo dụ làm quan nhiều năm, cũng tích súc chút của, nhà là một trạch viện ba cửa vào có tường cao bao quanh, tòa lầu nhỏ ba tầng, rường cột đều chạm trổ không tệ chút nào. Chỉ có điều, phòng ốc kiến trúc của người ở Tương Tây đều xây nhà bếp ở sau đại sảnh, lại không có lổ thoát khói chuyên môn, cho nên khói nấu bếp đều tự nhiên bay qua cửa sổ sau, khiến cho vách tường sau ám khói đen xì xì. Rất may đó là nhà sau, người ta nếu không đến vườn sau nhà đều không nhìn thấy.
Linh đường được đặt trong vườn lớn ở cửa vào thứ nhất. Trong huyện Kiềm Dương này, giáo dụ dù sao cũng là một nhân vật có vai vế, hơn nữa ở Minh triều, người đọc sách thường được trọng thị, cho nến người đến điếu tang liên miên không ngớt.
Người nhà và thân hữu của Lý giáo dụ không nhiều, cộng thêm các tú tài trợ giúp, lực lượng vẫn không đủ. Dương Thu Trì liền bảo Ngụy bộ đầu về nha môn kêu thêm người đến giúp. Tuy Lý giáo dụ là trưởng quan nho học, được người tôn kính, nhưng không làm quan ở nha môn, không thể trực tiếp lãnh đạo sai dịch trong nha môn, cho nên không thể điều động người. Trong khi đó, học cung của ông đều là những tú tài thanh cao có công danh, càng không làm những chuyện thế này. Rất may là điển sứ đại nhân vừa đến trọng nghĩa phi thường, khiến cho Lý giáo dụ cảm kích khôn xiết.
Dương Thu Trì vốn định ra tay giúp lo liệu tang lễ. Hắn là pháp y xuất thân, trong tư tưởng đương nhiên không có quan niệm ngỗ tác đê tiện. Nhưng Lý giáo dụ và Từ huấn đạo đương nhiên không để cho Điển sứ đại nhân đường đường vậy tự thân giúp nhập liệm, cho nên hắn đành thôi.
Dương Thu Trì giúp Lý giáo dụ nghên tiếp khách đến điếu tang, cũng mượn cơ hội đó gặp mặt các vị hương thân. Những người này biết hắn là điển sứ mới đến, lại tự giúp lo liệu tang sự, đều rất cảm động. Một truyền mười, mười truyền trăm, rất nhanh sau đó khắp thành đều biết điển sứ đại nhân mới đến không những thiếu niên anh tuấn, còn là người trượng nghĩa, bình dị gần người.
Nhất mực bận rộn cho tới chiều, cân ban trưởng tùy đại biểu cho Lôi tri huyện đến phúng điếu, kính tặng vòng hoa, sau đó lén nói cho Dương Thu Trì biết, rằng Lôi tri huyện đã dọn tiệc rượu ở Vọng Giang tửu lâu nổi tiếng nhất trong thành, để tẩy trần cho hắn.
Dương Thu Trì đành cáo từ Lý giáo dụ, ngồi kiệu trở về nha môn. Hắn trở về nội trạch của điển nha trước, thấy Liễu Nhược Băng cùng mọi người đã dọn dẹp nhà cửa gần xong, tri huyện lão gia còn tìm cho họ một đầu bếp và một gác cổng, nên rất hài lòng. Hắn báo cho Liễu Nhược Băng một tiếng xong ngồi kiệu đến Vọng Giang tửu lâu.
Tiệc rượu buổi tối chủ yếu là vì lễ tiết. Lôi tri huyện tuổi cao suy nhược, không thể uống rượu, còn Lý giáo dụ thì con rễ mới mất, Dương Thu Trì cũng không muốn uống no say gì, cho nên mọi người kính rượu cho phải lễ, hàn huyên một lúc rồi tan tiệc.
Trở về nhà thì trời đã tối, Quách Tuyết Liên biết tửu lượng của Dương Thu Trì, vốn đã chuẩn bị canh tỉnh rượu cho hắn, nhưng khi thấy hắn mặt không biến tâm không động, tựa hồ như chưa uống qua chút rượu nào liền có chút ngạc nhiên, nên tỉnh tửu thang nấu sẵn cũng chẳng dùng đến làm gì.
Chỗ ngủ của tiểu viện trong nội trạch của điển nha là một khu nguyên, trong đó phòng ngủ chính đương nhiên dành cho Dương Thu Trì, Quách Tuyết Liên là thiếp thân nha hoàn nên ở phòng ngoài. Cách vách có hai gian sương phòng, một gian dùng làm thư phòng kiêm phòng khách, một gian dành cho Liễu Nhược Băng.
Dương Thu Trì đến phòng của Liễu Nhược Băng, thấy nàng đang ngồi xếp bằng trên bồ đoàn, nhắm mắt điều tức, trên bàn có một cây nén lung linh, màu hồng nhạt tỏa ra khắp phòng vô cùng ấm áp. Dương Thu Trì cũng không nói chuyện, tĩnh lặng ngồi ở một bồ đoàn bên cạnh. Quách Tuyết Liên ngồi phía sau hắn.
Lát sau, Liễu Nhược Băng từ từ mở mắt, cười cười nói với Dương Thu Trì: 'Đệ về rồi a?"
"Ừ, về một lúc rồi, thấy tỷ đang vận công nên không quấy rầy."
"Thế nào rồi?"
"Thế nào là thế nào?"
"Án đó! Đệ không đi tra án hả?" Vừa rồi Dương Thu Trì trở về hơi bận rộn, nên không hỏi kỹ tình huống. Liễu Nhược Băng lo cho án đầu tiên khi hắn vừa nhập chức, cho nên thuận miệng hỏi.
Nói đến án, hai mắt Dương Thu Trì sáng rực lên, nhìn mặt đất gần bồ đoàn không nói tiếng nào.
Liễu Nhược Băng kỳ quái: "Ơ? Đang không không vậy sao tự nhiên ngớ người ra thế?"
"Án này rất kỳ lạ, cho đến bây giờ có rất nhiều chỗ đệ vẫn chưa rõ."
"Sao mà kỳ lạ?"
"Người chết là một thư sinh, bị đao nhọn đâm vào tim, bên tay trái có một di thư. Di thư này đã so sánh nét chữ và xác nhận, đích xác là do người chết viết. Và hiện trường có cửa chính cửa sổ đều đóng kỹ từ bên trong. Đệ tử tế kiểm tra, thấy không có bí đạo gì, hiện trường cũng không có dấu vết đánh đấu."
"Ừ, vậy có lẽ là y tự sát rồi, có gì đâu mà kỳ quái?"
Dương Thu Trì trầm giọng nói: "Sự tình kỳ quái đệ chưa nói đến - trước hết, ở giữ phòng có một vũng máu lớn, chứng minh địa điểm tử vong của người chết xem ra là ở đây, nhân vì có thể hình thành vũng, cho thấy máu chảy ra đã vượt hẳn lượng máu tối thiểu mà năng lực của con người có thể chịu đựng. Nhưng mà, thi thể của người chết lại ở cạnh cửa cách đó bảy tám bước! Hơn nữa dưới thi thể không hình thành vũng máu, thậm chí không có chút máu đọng nào!"
Liễu Nhược Băng tuy không hiểu pháp y, nhưng từ khi xuất đạo đến nay đã đánh giết sinh tử, kinh qua nhiều sự kiện lưu huyết, cho nên rất hiểu tình huống chảy máu thế nào. Nàng nhíu mày, nói: "Là có vấn đề, giữa phòng của người chết có nhiều máu đọng thành vũng như vậy, chứng minh nơi ấy là địa điểm tử vong. Nhưng vì sao thi thể lại xuất hiện cách đó bảy tám bước, lại còn không có dấu máu nào chảy xuống? Chẳng lẽ... thi thể biết đi?"
Câu này khiến người không lạnh mà run, Quách Tuyết Liên ở gần đó không nhịn được rùn mình. Tuy lúc này đã vào mùa hè, không khí bắt đầu nóng lên rồi, nhưng nàng vẫn cảm thấy sống lưng lạnh ngắt, vội dời bồ đoàn lại gần DƯơng Thu Trì một chút, lòng an ổn hơn.
Dương Thu Trì nói: "Cho dù thi thể biết đi, cũng không đúng nữa! Nhân vì từ sự phân bố của huyết tích mà xét, thì trừ vũng máu ở giữa phòng, trên đất không có dấu máu nào nữa. Từ chỗ có máu giữa phòng cho tới thi thể ở cạnh cửa, không có dấu máu rơi vãi nào. Nếu như thi thể biết đi, thì sẽ vừa đi vừa nhỏ máu, trên sàn phải có dấu máu mới đúng. Nhưng đệ quan sát kỹ rồi, ngoại trừ dấu máu do cọ quẹt ở gần vũng khi thi thể rời khỏi đó ra, trên sàn không có chút máu nào! Từ vũng máu đến thi thể không có một giọt máu rơi, chứng minh người chết không phải là bò tới hay là bước tới, chẳng lẽ là thi thể có thể bay trong không khí mà qua? Đây là vấn đề kỳ lạ thứ hai!"
Quách Tuyết Liên nghe đến nổi da gà, gần như tóc trên đầu đều dựng cả lên. Nàng lại nhích bồ đoàn đến gần hắn thêm chút nữa.
Liễu Nhược Băng ngưng thần trầm tư, lát sau lắc đầu: "Đây đúng là kỳ quái rồi!"
"Vâng, điều kỳ lạ thứ ba là - ngoại trừ vết thương trên ngực chỗ tim bị co rút cơ thịt ảnh hưởng ra, vết thương và độ rộng của đao rất phù hợp!"
"Cái này có gì mà kỳ?"
Dương Thu Trì biết Liễu Nhược Băng tuy giết không ít người, nhưng không hiểu nhiều về vết thương như hắn là một pháp y hiện đại, cho nên giải thích: "Chỗ ngực người chết trúng đao, tay phải cầm cán đao. Nếu như là tự sát, xem ra là dùng tay phải đâm thẳng vào tim. Trong tình huống bình thường, tay phải cầm đao đâm vào tim sẽ tạo ra vết đâm có hướng hơi nghiêng từ phải sang trái, mũi đao nhọn đâm vào cơ thể người, vết thương xem ra phải có đặc trưng vừa bị đâm vừa bị cắt.
Nhưng vậy có thể nói, vừa cắt vừa đâm nên độ rộng của miệng vết thương phải lớn hơn độ rộng của đao mới hợp. Đằng này lại vừa khích. Đương nhiên, nếu người chết dùng hai tay nhắm chuẩn trái tim đâm mạnh vào, vẫn có khả năng hình thành tình huống vừa khích này."
"Thì đúng rồi, nói không chừng thư sinh đó tự sát bằng hai tay đấy thôi!"
Dương Thu Trì lắc đầu: 'Loại tu thế này không dễ dùng sức, do đó phải có sức khá mạnh mới được. Đương nhiên, dùng loại tư thế này tự sát cũng có nếu như ý chí tự sát của người đó đủ kiên định, đâm vào một chút rồi tiếp tục dùng lực đâm tiếp vào, nhưng vết thương hình thành sẽ đứt quảng. Nhưng đệ quan sát thấy vết thương rất nhẳn và minh, là một đao lấy mạng, hơn nữa lại là một đao đâm gãy luôn một xương ngực, đâm thẳng qua tim lút tới cán, độ sâu dài hơn nửa cây đũa, chứng tỏ sức đâm mạnh phi thường! Trong khi đó, thư sinh này hiển nhiên không có sức lực đâm một hơi được như vậy. Ngoài ra, ngoài vết thương không có dấu rách do đâm thăm dò của người tự sát, điều này không phù hợp với trường hợp tự sát thường thấy."
Liễu Nhược Băng không biết tình huống tự sát thường thấy là như thế nào, cười nói: "Xem ra đệ rành nghề nghiệm thây của ngỗ tác quá ha?"
Dương Thu Trì cười cười, thầm nghĩ đâu phải rành thôi, trước giờ hắn vốn làm nghề này mà, chẳng qua là đi đường vòng dùng từ "pháp y" khác gọi cho nó hay ho hơn thôi.
Liễu Nhược Băng nói: "Đệ nói có ba chỗ kỳ lạ, vậy còn có chỗ nào khả nghi nữa hay sao?"
"Có, là bức di thư đó!"
"Di thư sao chứ?"
"Trong tình huống bình thường, người ta thường viết di thư ngay trước khi tự sát. Hiện trượng lại là nơi ở của người chết.
Trên bàn có đủ bút mực giấy nghiên, nhưng mà đệ tra xét qua, thấy nghiên mực trên bàn được rửa thật sạch, hai cây bút lông trên bàn cũng đã được rửa qua. Trong khi đó, di thư là do tự thân y viết tại nhà mình. Người đã quyết chết rồi, còn rửa bút lông nghiên mực để làm cái gì?"
"Ừ...! Nhưng mà cũng có khả năng là di thư đã được viết trước lâu rồi."
"Không sai! Hoàn toàn có khả năng này, nhân vì trên di thư không đề ngày viết, và điểm này cũng không phù hợp với di thư bình thường."
Liễu Nhược Băng rất kỳ quái: "Nhưng mà đệ chẳng phải nói là di thư này đích xác là do vị thư sinh đó tự tay viết hay sao?"
"Đúng vậy, đệ tử tế so sánh đặc trưng bút tích, hoàn toàn phù hợp, là do y tự viết, điểm này tuyệt đối không sai!" Dương Thu Trì khẳng định, "Đương nhiên, không bài trừ khả năng y viết khi muốn tự sát trước đây mà chưa kịp thực hiện."
"Còn có chỗ nào không bình thường nữa không?"
"Còn!" Dương Thu Trì chỉ vào cánh tay phải của mình, "Trên chỗ này có người chết có một dấu xiết hình tròn do vật gì đó quấn vào, nhưng không có triệu chứng viêm đỏ hay xuất huyết dưới da."
"Cái đó chứng minh được điều gì?" Liễu Nhược Băng đương nhiên không biết loại tri thức pháp y này.
"Cho thấy chết rồi mới bị cột! Nhưng cửa phòng bị đóng chặt bên trong, người ngoài không thể nào tiến vào, chẳng lẽ... là do người chết tự cột hay sao?"
Vừa lúc này, một trận gió thổi vào, cây nến trên bàn chợt tỏ chợt mờ, trên mặt đất và trên tường, bóng người lung linh như quỷ mị. Quách Tuyết Liên vốn đang lo sợ phập phồng, lúc này càng kinh hoảng hơn, a một tiếng chói tay, nhào tới ôm chặt lấy cánh tay Dương Thu Trì, thân người run bần bật.